Trang bảo vệ và quản trị rừng của các chủ rừng
X
X

VỚI ĐỘC GIẢ VỀ BẢO VỆ VÀ QUẢN TRỊ RỪNG CỦA CÁC CHỦ RỪNG

      Quản trị rừng là nhiệm vụ và là những hoạt động khá đặc thù của các chủ rừng.
      Đề cập đến quản trị rừng của các chủ rừng thường được nói đến việc cắm mốc chỉ giới khu rừng, hoàn thiện và lưu giữ các văn bản pháp lý về khu đất và khu rừng, về điều tra, kiểm kê diện tích, trữ lượng và tài nguyên rừng, về phương án quản lý rừng bền vững và các kế hoạch sản xuất và hoạt động của chủ rừng, về các văn bản và thủ tục cần thiết trong các hoạt động trồng rừng, khai thác rừng cũng như các tác động khác đến khu rừng..
      Trang web bảo vệ và Quản trị rừng của Hội Chủ rừng Việt Nam mong muốn đem đến cho bạn đọc thông tin về những hoạt động về bảo vệ và quản trị rừng của các chủ rừng cũng như các cơ chế chính sách của Nhà nước liên quan đến việc bảo vệ và quản trị rừng. Hội Chủ rừng Việt Nam cũng hy vọng được các chủ rừng trao đổi về những khó khăn trong hoạt động bảo vệ và quản trị rừng, những kinh nghiệm khắc phục và cả những kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền, nếu cần.
      Trang web này đồng thời cũng đề cập đến một số vấn đề khác có liên quan đến hoạt động quản trị rừng của các chủ rừng, như lâm nghiệp cộng đồng, lâm nghiệp xã hội..

Ban biên tập                    

Phần PHP Bài viết và ảnh tintuc.php

TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN


Thử bộ công cụ đo đếm tính trữ lượng cây đứng tại trang Website HCRVN

     Nhằm hỗ trợ các chủ rừng hay những người có quan tâm việc đo đếm tính trữ lượng gỗ cây đứng, nhất là trong trường hợp mua bán cây đứng, trong Chương trình quản trị rừng trên trang Web của Hội Chủ rừng Việt Nam đã mở ra Bộ công cụ thử nghiệm việc khai báo, ghi chép việc đo đếm, tính toán trữ lượng gỗ cây đứng rừng trồng.
     Chương trình đo đếm tính trữ lượng gỗ cây đứng rừng trồng được thiết lập dựa trên việc đo đếm cây đứng thực tế trong các ô mẫu đo đếm với diện tích 100 m2 (Hoặc là hình vuông 10m x 10m, hoặc là hình tròn có bán kính 5,6 m). Tùy thuộc vào tính ước lệ hay đo đếm chính sác, việc đo đếm cây đứng tại một ô mẫu có thể là đo kích thước cây bình quân (đường kính cm tại độ cao 1,3 m và chiều cao m cây vút ngọn) với toàn bộ số lượng cây đứng trong ô mẫu hoặc đo đường kính của số cây có đường kính và chiều cao bình quân gần như nhau hoặc đo đếm tất cả các cây đứng trong ô mẫu; Việc đo đếm cây đứng cũng có thể được thực hiện trên nhiều ô mẫu trong lô rừng..
     Chương trình được thiết lập riêng cho các chủ rừng đã sử dụng “Chương t ...

BBT                    


Bắt đầu demo Chương trình số hóa quản trị giống lâm nghiệp trên trang website HCRVN

Chương trình số hóa quản trị giống lâm nghiệp đã được một nhóm tác giả thuộc Hội Chủ rừng Việt Nam chuẩn bị trong năm 2020 - 2021 và đến nay đã cơ bản hoàn thành. Chương trình đã được đưa lên mạng trên trang Website HCRVN (Demo mới) trong tháng 8 năm 2021 để Demo và xin các ý kiến tham gia của đông đảo độc giả để tiếp tục hoàn chỉnh.Chương trình quản trị giống lâm nghiệp có một s ...

BBT                    



* Hội Chủ rừng Việt Nam tham gia ý kiến dự thảo Nghị định về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản trong lâm nghiệp

'
      Vừa qua, Thường trực Hội Chủ rừng Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu dự thảo Nghị định về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản trong lâm nghiệp theo đề nghị tại văn bản số 2664/BNN-TCLN ngày 10/5/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
      Dự thảo Nghị định của Chính phủ lần này xây dựng trên cơ sở k ...

BBT                    


* Hội thảo về bảo tồn và phục hồi hệ thống rừng tự nhiên Việt Nam

     Ngày 23/12/2020 Hội Chủ rừng Việt Nam đã được Pannature mời tham gia và đồng chủ trì hội thảo “Bảo tồn và phục hồi hệ thống rừng tự nhiên Việt Nam: Tầm nhìn và các giải pháp chính sách” tại Hà Nội.
     Hội thảo được thực hiện trong khuôn khổ Dự án Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học và dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam ...

BBT                    


* Hội thảo "Tiếp cận đa bên trong giám sát, đánh giá chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng"

      Ngày 28/5/2020 vừa qua, tại Hà Nội, Hội Chủ rừng Việt Nam cùng với Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã cùng tổ chức hội thảo "Tiếp cận đa bên trong giám sát, đánh giá chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng"
      Tham dự hội thảo có nhiều các đại biểu đến từ các cơ quan, tổ chức có quan tâm, như Bộ nông nghiệp và phát triển nôn ...

BBT                    


THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý

     * Một số văn bản quy phạm pháp luật mới đáng chú ý:

      - Ngày 01/09/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2020/NĐ-CP quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam. Nghị định gồm 06 chương, gồm: Quy định chung; Quản lý gỗ nhập khẩu, xuất khẩu; Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ; Giấy phép FLEGT và đánh giá độc lập; Tổ chức thực hiện và Điều khoản thi hành.
      Nghị định áp dụng đối với tổ chức, hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam đối với nhập khẩu, xuất khẩu; đến việc thực hiện phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ; đến việc cấp giấy phép FLEGT.
      Nghị định có hiệu lực từ ngày 30/10/2020 trừ: quy định về phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ tại Chương III có hiệu lực sau 18 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; quy định đối với quản lý gỗ xuất khẩu tại Mục 2 Chương II và cấp giấy phép FLEGT tại mục I Chương V có hiệu lực theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.


      - Ngày 15/7/2020 Chính phủ ban hành Nghị định số 83/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Nghị định gồm 04 điều.
      Nghị định sửa đổi Điều 41 của Nghị định 156/2018/NĐ-CP về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; bổ sung Điều 41a về tiêu chí xác định dự án được chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác và Điều 41b về quy định đối với diện tích rừng đã được quy hoạch cho mục đích sử dụng khác không phải lâm nghiệp.
      Nghị định có hiệu lực ngay kể từ ngày ký ban hành, ngày 15/7/2020.

     * Cập nhật vài nét chính về rừng và lâm nghiệp Việt Nam
      Trong những năm vừa qua, ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã giành được những thành tựu to lớn trong việc nâng cao diện tích, chất lượng rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện hoạt động chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn miền núi.
      Tính tới tháng 12/2019, tổng diện tích rừng của Việt Nam là 14.609.220 ha, đạt tỷ lệ che phủ của rừng là 41,89% (tăng 23,9% so với năm 2002). Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 12,3 tỷ USD, xuất siêu 8,7 tỷ USD. Việt Nam đã xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới, thứ hai châu Á và thứ nhất Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

ST                    


      * Hội thảo "Tiếp cận đa bên trong giám sát, đánh giá chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng"
      Ngày 28/5/2020 vừa qua, tại Hà Nội, Hội Chủ rừng Việt Nam cùng với Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã cùng tổ chức hội thảo "Tiếp cận đa bên trong giám sát, đánh giá chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng"
      Tham dự hội thảo có nhiều các đại biểu đến từ các cơ quan, tổ chức có quan tâm, như Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng cục lâm nghiệp, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam và các Quỹ bảo vệ và phát triển rừng các tỉnh, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, các cơ sở sử dụng dịch vụ môi trường rừng, các chuyên gia và cơ quan báo đài, các thành viên Hội Chủ rừng Việt Nam và tổ chức cơ sở của hội..
      Tại cuộc hội thảo, ông Hứa Đức Nhị, Chủ tịch Hội Chủ rừng Việt Nam đã có bài phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Bá Ngãi, PGS TS, Phó Chủ tịch Hội Chủ rừng Việt Nam có bài trình bày về "Quy định hiện hành và cách tiếp cận xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá chi trả DVMTR ở Việt Nam ";
      Các bài trình bày và thảo luận tại hội thảo đã góp phần: (1) Nhận diện và chia sẻ các cách tiếp cận khác nhau trong thiết kế và xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá chi trả DVMTR quốc gia và địa phương: bài học kinh nghiệm từ quan điểm của các bên. (2)Thảo luận về cơ hội cho sự tham gia của các tổ chức ngoài nhà nước (tổ chức nghiên cứu, xã hội dân sự và cả cộng đồng) trong thiết kế và thực hiện hệ thống giám sát – đánh giá chi trả dịch vụ môi trường rừng. (3) Có các kiến nghị chính sách hướng đến thể chế hóa đánh giá, giám sát chi trả dịch vụ môi trường rừng.
      Độc giả có quan tâm có thể xem tại đây (bằng việc kích chuột) ý kiến phát biểu khai mạc có tính đề dẫn của ông Hứa Đức Nhị, Chủ tịch Hội Chủ rừng Việt Nam tại hội thảo.

BBT                    


* CHỨNG CHỈ RỪNG BỀN VỮNG

      Kể từ sau tuyên bố của Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất của Liên Hiệp Quốc tại Rio de Janeiro tháng 6 năm 1992 , phát triển bền vững đã trở thành một trong những chiến lược được thế giới quan tâm nhiều nhất. Trong bối cảnh đó, lâm nghiệp cũng xem quản lý rừng bền vững là cách thể hiện trách nhiệm của các thế hệ hiện tại, trong khi thỏa mãn các nhu cầu của mình, không tạo ra tác động tiêu cực nào đối với nhu cầu về các loại sản phẩm từ rừng của các thế hệ tương lai.
      Chứng chỉ rừng là chứng chỉ cấp cho một hoặc các khu rừng được xác định đã tuân thủ, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu liên quan đến các tiêu chuẩn bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế từ lúc trồng, quản lý đến khai thác, thu hoạch.
      Trong những bài viết lần lượt được đăng trên trang mạng của Hội Chủ rừng Việt Nam, TS Lê Khắc Côi - một chuyên gia rất am hiểu về chứng chỉ rừng bền vững sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản về chứng chỉ rừng quốc tế và những yêu cầu thực tế mà chủ rừng cần đáp ứng để có thể được cấp chứng chỉ rừng.

      Trang website Hội Chủ rừng Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của TS Lê Khắc Côi giới thiệu về Chứng chỉ rừng (bài 1) và

     

Một số quy định về lâm nghiệp liên quan đến các chủ rừng

(Mời độc giả nhấn đúp chuột theo con trỏ để xem tài liệu tương ứng tại đây)

      * Luật lâm nghiệp (2017);

      * Nghị định 156/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

      * Nghị định 168/2016 của Chính phủ về khoán rừng;

      * Thông tư 28/2018 của Bộ NN&PTNT Quy định về quản lý rừng bền vững;

      * Thông tư 29/2018 của Bộ NN&PTNT Quy định về các biện pháp lâm sinh;

      * Thông tư 30/2018 của Bộ NN&PTNT Quy định Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý;

      * Thông tư 27/2018 của Bộ NN&PTNT Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản;

      * Thông tư 33/2018 của Bộ NN&PTNT Quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng;



Phần PHP bài viêt traodoi.php

TRAO ĐỔI


Thực hành quản lý rừng của 2 chi hội Thôn Vượng và Tân Lập ở Phú Thọ

(2022-08-17 22:21:40)

      Đất trồng rừng ở huyện Tân Sơn có thổ nhưỡng khá tốt, độ dốc trung bình, nhưng có nhiều khe núi, khiến cây gặp rủi ro ngã đổ khi gặp mưa bão hoặc lũ quét. Cây trồng chủ đạo trước đây là Bạch Đàn, Mỡ, Bồ Đề, Trẩu nhưng trong 15 năm trở lại đây được dần thay bằng các loài keo, chủ yếu là Keo tai tượng (Acacia mangium), chiếm 90%. Cây keo được coi là cây giải quyết đất trống đồi núi trọc, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm. Nếu trồng liên tiếp nhiều chu kỳ thì dễ bị thoái hóa, không đáp ứng được năng suất và chất lượng.
      Tỷ lệ cây keo được trồng ở xã Xuân Đài và Kim Thượng không cao, dưới 50%. Các hộ chủ yếu trồng keo tai tượng, chứ không trồng keo lai (Acacia hybrid), vì họ cho rằng keo lai dễ gẫy đổ hơn khi có bão.
      Trước đây keo được giá, các hộ trồng nhiều, diện tích keo phát triển nhanh. Mấy năm gần đây, các hộ chuyển sang trồng mỡ, bồ đề và quế. ...

Phạm Đức Thiềng                    


Chuỗi cung ứng gỗ rừng trồng tại Tân Sơn, Phú Thọ

(2022-08-17 22:18:38)

      Xuân Đài và Kim Thượng là 2 xã miền núi, cách trung tâm huyện Tân Sơn lần lượt là 20 và 23 km. Dân tộc Mường chiếm hơn 80%, dân tộc Dao chiếm hơn 10%, còn lại là các dân tộc khác. Người Mường có truyền thống ở nhà sàn, còn người Dao có truyền thống ở nhà gỗ hoặc nhà đất. Diện tích đất lâm nghiệp của 2 xã rất cao, trên 90%, và đều có một phần diện tích nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia Xuân Sơn. Độ dốc đất lâm nghiệp ở đây khoảng 25-30 độ. Người dân chủ yếu làm lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. Đất lâm nghiệp đa số trồng keo (80%), còn lại là mỡ, bồ đề, trẩu.
      Tại huyện Tân Sơn, có 2 chi hội chủ rừng là chi hội Khu Vượng (xã Xuân Đài) và chi hội Khu Tân Lập (xã Kim Thượng) được thành lập từ tháng 11 năm ...

Phạm Đức Thiềng                    


PHƯƠNG PHÁP NGƯỜI DÂN TỰ ƯỚC LƯỢNG TRỮ LƯỢNG RỪNG TRỒNG

(2022-08-02 06:40:56)

Hộ gia đình là hội viên của 2 chi hội Khu Vượng, xã Xuân Đài và Khu Tân Lâp, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ có rừng trồng nhưng không biết rừng có bao nhiêu gỗ. Khi rừng đến tuổi khai thác, người mua gỗ đến thỏa thuận mua gỗ. Việc thỏa thuận trên cơ sở người mua gỗ ra giá mua toàn bộ lô rừng, hai bên thương lượng và thống nhất mua, bán. Tuy nhiên, hộ gia đình chấp nhận giá bán lô rừng thường thấp do không dựa vào lượng gỗ có trong lô rừng, gây thiệt thòi cho hộ gia đình. Người dân chưa có kinh nghiệm ước lượng trữ lượng gỗ. Trước đây, có một số người được tập huấn về điều tra rừng, nhưng do phương pháp không phù hợp, phức tạp, khó áp dụng nên người dân không sử dụng. Qua một số lần khảo sát, đánh giá nhu cầu và thực tiễn, Hội ch ...

PGS. TS. Nguyễn Bá Ngãi và TS. Vũ Xuân Thôn                    


file PHP Bài viết tinmang1.php

CẬP NHẬT THÊM CÁC TIN TỨC VÀ BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN TỪ TRÊN MẠNG


Gửi đăng tin ảnh tinanh.php