Các hoạt động trồng rừng và khai thác lâm sản của chủ rừng
X

VỚI ĐỘC GIẢ VỀ TRANG CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ PHÁT TRIỂN RỪNG VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHỦ RỪNG

          Trang trồng rừng và các hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ rừng trong website Hội Chủ rừng Việt Nam hy vọng sẽ cung cấp các thông tin về các hoạt động của các chủ rừng cùng các cơ chế chính sách và các quy định có liên quan, nhằm giúp các chủ rừng thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ cũng như các quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.
          Các hoạt động của chủ rừng ở đây là các hoạt động về phát triển rừng tự nhiên, trồng rừng, cải tạo rừng, làm giàu rừng, khai thác, chế biến và thương mại lâm sản và chủ yếu liên quan đến các công ty lâm nghiệp, các hộ gia đình, cá nhân và các chủ rừng khác.
          Trang web này trong tương lai sẽ cố gắng đề cập thêm về thị trường mua bán và quản lý giống cây trồng cũng như thi trường gỗ và lâm sản được khai thác bởi các chủ rừng.
          Hội Chủ rừng Việt Nam hy vọng và mong muốn được các chủ rừng chủ động tham gia trang web này để cùng nhau chia sẻ về những khó khăn đang gặp phải, các bài học kinh nghiệm khắc phục, cũng như những mong muốn kết nối cùng các đối tác và các cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Ban biên tập                    

Phần PHP Bài viết và ảnh tintuc.php

TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN


* Hội thảo về bảo tồn và phục hồi hệ thống rừng tự nhiên Việt Nam

     Ngày 23/12/2020 Hội Chủ rừng Việt Nam đã được Pannature mời tham gia và đồng chủ trì hội thảo “Bảo tồn và phục hồi hệ thống rừng tự nhiên Việt Nam: Tầm nhìn và các giải pháp chính sách” tại Hà Nội.
     Hội thảo được thực hiện trong khuôn khổ Dự án Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học và dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam do Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Đức (BMZ) tài trợ và do Tổ chức GIZ Việt Nam cùng các đối tác chính phủ và phi chính phủ thực hiện.
     Tham dự hội thảo, đông đảo các nhà quản lý, doanh nghiệp, các nhà khoa học, các tổ chức phi chính phủ trong nước, quốc tế và cộng đồng địa phương đã cùng nhau thảo luận các giải pháp về chính sách cũng như thực hành để hướng đến gìn giữ, bảo tồn và nâng cao chất lượng, diện tích rừng tự nhiên ở nước ta.
     Tại hội thảo, ông Hứa Đức Nhị, Chủ tịch HCRVN, đã có bài phát biểu đề dẫn và khai mạc hội thảo. Bạn đọc có thể xem chi tiết bài viết này tại đây. ...

BBT                    


MỘT SỐ THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý

        * Những thành tựu đạt được trên lĩnh vực chọn tạo giống cây lâm nghiệp trong giai đoạn 2011-2020:
        Đã có 134 giống được Bộ NN&PTNT công nhận (trong đó có 15 giống quốc gia và 119 giống TBKT) cho các loài Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lá liềm, Keo tam bội, Bạch đàn uro, Bạch đàn lai, Bạch đàn pellita, thông, Macadamia, Tràm năm gân, Sa nhân tím, Đàn hương, Dẻ ván ăn quả...
        Các giống keo và bạch đàn được công nhận đều có năng suất cao, trung bình đạt từ 25-40 m3/ha/năm và đang được sử dụng phổ biến trong trồng rừng trên phạm vi cả nước. Đặc biệt, giống Keo lá tràm AA9 trồng ở Đông Nam Bộ có năng suất đạt tới 34m3/ha/năm gấp hơn 3 lần so với giống thông thường, tương đương năng suất của keo lai (đã giành giải thưởng bông lúa vàng 2015).

ST                    


        Rừng trồng của một số hộ gia đình ở thôn Đồng Giữa xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh tháng 8.2018. (Ảnh NĐT).


       * Trồng cây dược liệu dưới tán rừng: Hướng đi hiệu quả ở Võ Nhai

         Mở rộng diện tích trồng cây dược liệu dưới tán rừng là giải pháp giúp bảo vệ tài nguyên rừng hiệu quả, đồng thời tạo sinh kế để người dân vùng cao phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Thời gian qua, mô hình này bước đầu mang lại hiệu quả và cần được nhân rộng trên địa bàn huyện Võ Nhai.

file PHP Bài viết tinmang1.php
Gửi đăng tin ảnh tinanh.php