X

THÔNG TIN CHUNG VỀ BẢO VỆ RỪNG

    (Hình ảnh về tình trạng phá rừng do HĐN ghi tại Bình Phước tháng 4/2005)

* MỘT SỐ TIN TỨC VÀ TRAO ĐỔI TRÊN CÁC TRANG MẠNG VỀ TÌNH TRẠNG MẤT RỪNG


* Triển khai công nghệ viễn thám, vệ tinh bảo vệ rừng Bình Thuận


     Bắt đầu từ tháng 2-2021, Bình Thuận triển khai nhận ảnh vệ tinh Sentinel 2 để giám sát tài nguyên rừng

            * "Anh hùng bảo tồn" Lê Văn Hiên: Thợ săn buông súng, chuộc lỗi với rừng già

            Cuối tháng 3/2021, tôi gọi điện cho ông Lê Văn Hiên (60 tuổi) – anh hùng bảo tồn đang sinh sống ở xã Thanh Sơn (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) đề nghị được ông tổ chức một chuyến đi rừng, để "hiểu và thông tin đúng về những nỗ lực bảo vệ rừng của người dân địa phương".



            * GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI: GIẢI PHÁP NÀO CHO VẤN NẠN PHÁ RỪNG ?

            27/02/2020;
         Rừng là một trong những yếu tố tiên quyết cho vấn đề môi trường. Đảng và Nhà nước cũng luôn đặt công tác bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng. Nhưng trên thực tế, tình trạng phá rừng vẫn diễn biến ngày càng phức tạp và nghiêm trọng, Đại biểu Hoàng Văn Hùng, Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên, đã từng đặt vấn đề tại nghị trường Quốc hội: Phải chăng có sự bao che, tiếp tay, thiếu tinh thần trách nhiệm quản lý của một bộ phận cán bộ chính quyền, cơ quan chức năng chưa làm tròn trách nhiệm được giao?


MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ RỪNG CỦA CHỦ RỪNG TRONG LUẬT LÂM NGHIÊP 2017

        * Chính sách về lâm nghiệp của Nhà nước tại điều 4 quy định:
        "Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ."
        "Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoạt động lâm nghiệp."
        * Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp tại điều 9 quy định:
1. Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật.
2. Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng.
3. Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật.
4. Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.
5. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng.
6. Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
7. Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng.
8. Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trái quy định của pháp luật; cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái quy định của pháp luật; chuyển đổi diện tích rừng, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trái quy định của pháp luật; phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.
9. Sử dụng nguyên liệu trong chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật."
        * Về lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng tại điều 41 quy định: "Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ nơi không thành lập Kiểm lâm; doanh nghiệp nhà nước, tổ chức không thuộc lực lượng vũ trang được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng và đất rừng được tổ chức lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng."
        * Về trách nhiệm bảo vệ rừng của toàn dân tại điều 43 quy định:
        "Cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ rừng theo quy định của Luật này, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y và quy định khác của pháp luật có liên quan."
        "Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ rừng về cháy rừng, sinh vật gây hại rừng và hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ rừng; chấp hành sự huy động nhân lực, phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng."
        * Nghĩa vụ bảo vệ rừng chung của chủ rừng tại điều 74 quy định:
        . "Quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững theo Quy chế quản lý rừng, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
        . "Bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng.
        . "Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng."

ST                                


Phần PHP bài viêt traodoi.php

TRAO ĐỔI


GIAN TRUÂN NGHỀ GIỮ RỪNG (phần 2)

(2021-06-23 18:39:56)

      Trong phần 1 của Gian truân nghề giữ rừng tác giả đã viết một số vấn đề về nỗi vất vả về sinh hoạt và đời sống của người bảo vệ rừng chuyên trách. Ở bài này tác giả viết về nỗi truân chuyên của Chủ rừng Nhà nước và lực lượng BVR chuyên trách của họ; Chủ rừng nhưng có thực sự được làm chủ!
      Từ lâu nay khi nói đến công tác bảo vệ rừng xã hội thường chỉ nghĩ đến một lực lượng đó là Kiểm Lâm. Tuy nhiên để bảo vệ rừng tại gốc thì có một lực lượng rất quan trọng đó là lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng mà hiện nay đã có danh phận là lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. Đây chính là lực lượng nòng cốt trong chống chặt phá rừng tại gốc và phòng cháy chữa cháy rừng. Họ là những người bám trụ thường xuyên trong rừng tại những nơi được gọi là thâm sơn cùng cốc với muôn vàn khó khăn thiếu thốn để giữ bình yên cho những cánh rừng.
      Với loạt bài viết về gian truân nghề giữ rừng, tác giả Khánh Lê đã cho chúng ta hiểu biết thêm về những khó khăn của lực lượng bảo vệ rừng rất quan trọng này và những bất cập về cơ chế chính sách đang rất cần được tháo gỡ. Ban biên tập trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc phần 2 bài viết của tác giả Khánh Lê tại đây. ...

Khánh Lê                    


GIAN TRUÂN NGHỀ GIỮ RỪNG

(2021-06-15 18:39:56)

      Từ lâu nay khi nói đến công tác bảo vệ rừng xã hội thường chỉ nghĩ đến một lực lượng đó là Kiểm Lâm. Tuy nhiên để bảo vệ rừng tại gốc thì có một lực lượng rất quan trọng đó là lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng mà hiện nay đã có danh phận là lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. Đây chính là lực lượng nòng cốt trong chống chặt phá rừng tại gốc và phòng cháy chữa cháy rừng. Họ là những người bám trụ thường xuyên trong rừng tại những nơi được gọi là thâm sơn cùng cốc với muôn vàn khó khăn thiếu thốn để giữ bình yên cho những cánh rừng.       Theo chân những người thuộc lực lượng BVR chuyên trách tại Ban quản lý rừng phòng hộ Thanh Chương vào trạm BVR Khe Sướn và trạm BVR Khe Vều mới thấy hết đư ...

Khánh Lê                    


file PHP Bài viết tinmang1.php

CẬP NHẬT THÊM CÁC TIN TỨC VÀ BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN TỪ TRÊN MẠNG


Hơn 400 cán bộ bảo vệ rừng ở Kon Tum xin nghỉ việc

Người bị khởi tố vì lấy khúc gỗ trị giá 2,6 triệu đồng tiếp tục kêu oan

Chia nhau ngày đêm canh giữ, bảo vệ rừng gỗ trắc quý

Châu Âu cấm hàng hóa có xuất xứ từ phá rừng: Doanh nghiệp Việt mừng hay lo?

Gửi đăng tin ảnh tinanh.php

| (Đến trang Thông tin chung về quản trị rừng) | (Đến trang Kiểm kê rừng của các chủ rừng) | (Đến trang Lâm nghiệp xã hội) | (Đến trang Chứng chỉ rừng bền vững) | (Đến trang Chương trình REDD với chủ rừng) | (Đến trang Trao đổi về bảo vệ và QT rừng) | (Đến trang Chi trả dịch vụ môi trường rừng) | (Trở về Trang HĐ Bảo vệ và Quản trị rừng) | (Trở về Trang chủ Web Vifora) |