Các chủ rừng ở Việt Nam
X

VỚI BẠN ĐỌC VỀ TRANG CÁC CHỦ RỪNG TẠI VIỆT NAM

           Luật lâm nghiệp (năm 2017) quy định: Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật.
          Theo đó, ở Việt Nam có các loại chủ rừng là: (1) Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ. (2) Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này. (3) Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng (sau đây gọi là đơn vị vũ trang). (4) Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp. (5) Hộ gia đình, cá nhân trong nước. (6) Cộng đồng dân cư. (7) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất.
          Các chủ rừng có chung 7 quyền quy định tại điều 73 luật lâm nghiệp và 7 nghĩa vụ theo điều 74 của luật. Ngoài ra mỗi loại chủ rừng lại có những quyền và nghĩa vụ riêng được quy định từ điều 75 đến điều 89 trong luật lâm nghiệp.
          Trong trang web này, chúng tôi cố gắng trình bày về các quyền và nghĩa vụ của mỗi loại chủ rừng, về những cơ chế chính sách có liên quan đến họ. Chúng tôi cũng hy vọng trang web này sẽ là nơi trao đổi về những khó khăn của các chủ rừng trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, cũng như các kinh nghiệm, các giải pháp để vượt qua, kể cả là những kiến nghị, nếu cần với các cấp quản lý.

Ban biên tập                    

Phần PHP Bài viết và ảnh tintuc.php

TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN


Hội nghị giữa nhiệm kỳ Chi hội chủ rừng Mỹ Đức, TP Hà Nội

Sáng ngày 16 tháng 7 năm 2022, Chi hội Chủ rừng Mỹ Đức (huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội) đã tiến hành hội nghị giữa kỳ. Dự và chỉ đạo hội nghị có Ông Hứa Đức Nhị, Chủ tịch Hội Chủ rừng Việt Nam và các cán bộ Lãnh đạo chủ chốt của Hội. Sau khi thông qua báo cáo tình hình thực hiện giai đoạn 2020 – 2022, một số nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2022 – 2027, hội nghị đã bầu ra Ban chấp hành chi hội khoá mới gồm 9 người; ông Vương Ngọc Kiện đã được bầu làm Chi hội trưởng Chi hội nhiệm kỳ 2022 – 2027. Hội nghị đã thông qua biên bản cuộc họp, đồng thời tiến hành lấy biểu quyết về một số chỉ tiêu trọng tâm cho giai đoạn 2022 – 2027. ...

VP HCR                    


* Kỷ niệm 75 năm thành lập ngành lâm nghiệp Việt Nam tại Ban quản lý rừng phòng hộ đặc dụng Hà Nội.

     Ngày 27/11 Ban quản lý rựng phòng hộ đặc dụng Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống ngành lâm nghiệp Việt Nam và 61 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam (28/11/1959 – 28/11/2020).
     Tới dự có ông Hứa Đức Nhị - Nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Hội Chủ rừng Việt Nam, Phó giáo s ...

ĐỨC KHIÊM                    


          * CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỪNG CHỦ RỪNG


      Luật Lâm nghiệp được Quốc hội khóa 14 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. Để triển khai thi hành Luật, Chính phủ đã ban hành 04 nghị định và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành 12 thông tư. Ngoài ra, hiện nay một số các văn bản quy định về chính sách có liên quan đến lâm nghiệp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vẫn tiếp tục có hiệu lực.
      Để giúp các chủ rừng có thể nắm được và thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định của các văn bản pháp luật, Hội Chủ rừng Việt Nam xin trân trọng giới thiệu tập tài liệu: Các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của từng chủ rừng.
      Các tài liệu được kết cấu theo hướng cập nhật các quy định của pháp luật từ cao đến thấp (trừ các biểu mẫu ban hành kèm theo các văn bản) theo quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.
      Hy vọng các tài liệu sẽ giúp các chủ rừng tiếp cận nhanh nhất với các quy định của pháp luật để giải quyết các vấn đề cần quan tâm trong quá trình hoạt động.
      Để xem tài liệu về quyền và nghĩa vụ của từng loại chủ rừng, xin nhấn đúp chuột với con trỏ tại tài liệu tương ứng: <>Các hộ gia đình, cá nhân;<> Cộng đồng dân cư thôn bản<> Ban quản lý rừng đặc dụng<> Ban quản lý rừng phòng hộ<> Các tổ chức kinh tế<> Các tổ chức khoa học công nghệ, đào tạo..<> Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài<> Chủ rừng là lực lượng vũ trang<>

BBT                              

Phần PHP bài viêt traodoi.php

TRAO ĐỔI


GIAN TRUÂN NGHỀ GIỮ RỪNG (phần 2)

(2021-06-23 18:39:56)

      Trong phần 1 của Gian truân nghề giữ rừng tác giả đã viết một số vấn đề về nỗi vất vả về sinh hoạt và đời sống của người bảo vệ rừng chuyên trách. Ở bài này tác giả viết về nỗi truân chuyên của Chủ rừng Nhà nước và lực lượng BVR chuyên trách của họ; Chủ rừng nhưng có thực sự được làm chủ!
      Từ lâu nay khi nói đến công tác bảo vệ rừng xã hội thường chỉ nghĩ đến một lực lượng đó là Kiểm Lâm. Tuy nhiên để bảo vệ rừng tại gốc thì có một lực lượng rất quan trọng đó là lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng mà hiện nay đã có danh phận là lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. Đây chính là lực lượng nòng cốt trong chống chặt phá rừng tại gốc và phòng cháy chữa cháy rừng. Họ là những người bám trụ thường xuyên trong rừng tại những nơi được gọi là thâm sơn cùng cốc với muôn vàn khó khăn thiếu thốn để giữ bình yên cho những cánh rừng.
      Với loạt bài viết về gian truân nghề giữ rừng, tác giả Khánh Lê đã cho chúng ta hiểu biết thêm về những khó khăn của lực lượng bảo vệ rừng rất quan trọng này và những bất cập về cơ chế chính sách đang rất cần được tháo gỡ. Ban biên tập trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc phần 2 bài viết của tác giả Khánh Lê tại đây. ...

Khánh Lê                    


GIAN TRUÂN NGHỀ GIỮ RỪNG

(2021-06-15 18:39:56)

      Từ lâu nay khi nói đến công tác bảo vệ rừng xã hội thường chỉ nghĩ đến một lực lượng đó là Kiểm Lâm. Tuy nhiên để bảo vệ rừng tại gốc thì có một lực lượng rất quan trọng đó là lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng mà hiện nay đã có danh phận là lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. Đây chính là lực lượng nòng cốt trong chống chặt phá rừng tại gốc và phòng cháy chữa cháy rừng. Họ là những người bám trụ thường xuyên trong rừng tại những nơi được gọi là thâm sơn cùng cốc với muôn vàn khó khăn thiếu thốn để giữ bình yên cho những cánh rừng.       Theo chân những người thuộc lực lượng BVR chuyên trách tại Ban quản lý rừng phòng hộ Thanh Chương vào trạm BVR Khe Sướn và trạm BVR Khe Vều mới thấy hết đư ...

Khánh Lê                    


SUY NGẪM TỪ CUỘC GẶP NHỮNG NGƯỜI NHẬN KHOÁN BẢO VỆ RỪNG TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ ĐẶC DỤNG HÀ NỘI

(2020-04-15 00:00:00)

      Trong những ngày đầu năm 2020 vừa qua, chúng tôi từ Hội Chủ rừng Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ với một số người nhận khoán rừng tại huyện Mỹ Đức và huyện Sóc Sơn, Hà Nội; Cùng gặp gỡ và làm việc còn có một số lãnh đạo của Ban quản lý rừng phòng hộ đặc dụng Hà Nội. Những câu chuyện từ các hộ nhận khoán bảo vệ rừng tại Hà Nội rất đáng để chúng ta cùng suy ngẫm về quản lý và quản trị rừng không chỉ riêng đối với rừng phòng hộ đặc dụng Hà Nội mà âu là câu chuyện chung của nhiều các ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng ở cả nước.
      Thực hiện khoán bảo vệ rừng mới theo Nghị định 168/CP (năm 2016) tại Ban quản lý rừng phòng hộ đặc dụng Hà Nội, một số hộ nhận khoán rừng trước đây tại Kh ...

Đức Nhị                    


NHÌN LẠI NHỮNG VẤN ĐỀ Ở LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TRƯỚC ĐÂY VÀ NGÀY NAY LÀ CÔNG TY LÂM NGHIỆP

(2020-04-15 00:00:00)

      Các lâm trường quốc doanh được hình thành theo yêu cầu khách quan của sản xuất và quản lý rừng từ những năm 60 của thế kỷ 20 đã có đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng ngành lâm nghiệp cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc;
      Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung với cơ chế bao cấp quá lâu, nhiều các lâm trường đã bộc lộ những yếu kém và gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường. Sau đổi mới từ cuối những năm 1980 và những năm 1990, các lâm trường và công ty lâm nghiệp (CTLN) đã có bước chuyển sang cơ chế giao khoán đất rừng cho cán bộ công nhân viên lâm trường (say này là CTLN) và đã có được những thành tựu nhất định. Tuy vậy, các CTLN cũng còn gặp nhiều khó khăn tr ...

Đức Nhị                    


file PHP Bài viết tinmang1.php
Gửi đăng tin ảnh tinanh.php