TS Lê Khắc Côi
3.8. Phương án quản lý rừng trồng
3.8.1. Yêu cầu tuân thủ
Chủ rừng có phương án quản lý rừng với hệ thống các mục tiêu và hệ thống kế hoạch, tối thiểu cho một chu kỳ kinh doanh, đảm bảo rừng được quản lý bền vững đồng thời về kinh tế, xã hội và môi trường.
3.8.2. Bằng chứng tuân thủ
Bằng chứng chứng minh chủ rừng tuân thủ các yêu cầu về phương án quản lý rừng trồng bao gồm mà không giới hạn bởi:
1) Những căn cứ xây dựng phương án [(a)Căn cứ pháp lý, (b)Các công ước quốc tế, (c) Bộ tiêu chuẩn chứng chỉ, (d) Nguồn tài liệu (các báo cáo chuyên đề, các quy định, quy trình, hướng dẫn, … của chủ rừng về quản lý rừng bền vững theo Bộ tiêu chuẩn chứng chỉ)];
2) Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn hoạt động của chủ rừng;
3) Thông tin về chủ rừng (Chức năng nhiệm vụ chủ yếu, Ngành nghề kinh doanh, Cơ cấu tổ chức và bộ máy, Lao động, Vốn và tài sản, Hiện trạng tài nguyên rừng, Đa dạng sinh học, Rừng có giá trị bảo tồn cao, Tác động xã hội, Tác động môi trường, Thị trường, Kết quả sản xuất- kinh doanh những năm gần đây);
4) Mục tiêu [Mục tiêu dài hạn (Mục kinh tế, Mục tiêu xã hội, Mục tiêu môi trường), Mục tiêu cụ thể (Quản lý bảo vệ rừng và đất rừng, Trồng và chăm sóc rừng, Khai thác sản phẩm từ rừng, Mục tiêu tài chính, Mục tiêu xã hội, Mục tiêu môi trường)];
5) Thời gian thực hiện phương án;
6) Diện tích xin cấp chứng chỉ rừng FM;
7) Phân vùng chức năng rừng trong lâm phận quản lý (Vùng bảo vệ, Vùng sản xuất);
8) Kế hoạch quản lý bảo vệ rừng;
9) Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và rừng có giá trị bảo tồn cao;
10) Kế hoạch phục hồi rừng tự nhiên;
11) Kế hoạch trồng rừng sản xuất và sản xuất cây giống;
12) Kế hoạch chăm sóc rừng;
13) Kế hoạch khai thác sản phẩm từ rừng;
14) Kế hoạch mở đường vận chuyển và xây dựng cơ sở hạ tầng khác;
15) Kế hoạch nhân lực;
16) Kế hoạch đào tạo;
17) Kế hoạch thực hiện các mục tiêu môi trường;
18) Kế hoạch thực hiện các mục tiêu xã hội;
19) Kế hoạch giám sát, đánh giá;
20) Kế hoạch doanh thu;
21) Kế hoạch chi phí và đầu tư;
22) Kế hoạch lợi nhuận;
23) Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh;
24) Quy định về điều chỉnh, bổ sung phương án quản lý.
3.9. Tham vấn các bên liên quan
3.9.1. Yêu cầu tuân thủ
Chủ rừng xác định được các bên liên quan tới quản lý rừng của mình và tham vấn các bên liên quan về việc quản lý rừng của mình.
3.9.2. Bằng chứng tuân thủ
Bằng chứng chứng minh chủ rừng tuân thủ yêu cầu về tham vấn các bên liên quan bao gồm mà không giới hạn bởi:
1) Lập và luôn luôn cập nhật danh sách các bên liên quan [(cộng đồng địa phương, các cơ quan quản lý hành chính (xã, huyện, tỉnh), các cơ quan quản lý chuyên ngành (nông nghiệp, lâm nghiệp, kiểm lâm, thuế, ngân hàng, công an, …), các tổ chức xã hội dân sự, các NGOs, các tổ chức khoa học kỹ thuật, …)].
2) Quy định tham vấn các bên liên quan về các báo cáo đánh giá chuyên đề và hồ sơ tham vấn các bên liên quan về các báo cáo đánh giá chuyên đề;
3) Quy định tham vấn các bên liên quan về Phương án quản lý rừng và hồ sơ tham vấn các bên liên quan về Phương án quản lý rừng;
4) Quy định tham vấn các bên liên quan về các quy định, quy trình, hướng dẫn, quy chế, … và hồ sơ tham vấn các bên liên quan về các quy định, quy trình, hướng dẫn, quy chế, …;
5) Quy định tham vấn các bên liên quan về các kế hoạch cụ thể hàng năm và hồ sơ tham vấn các bên liên quan về các kế hoạch cụ thể hàng năm;
6) Quy định tham vấn các bên liên quan về các tiến bộ khoa học kỹ thuật và hồ sơ tham vấn các bên liên quan về các tiến bộ khoa học kỹ thuật;
7) Quy định tham vấn các bên liên quan về giám sát đánh giá và hồ sơ tham vấn các bên liên quan về giám sát đánh giá.
3.10. Giám sát và đánh giá
3.10.1. Yêu cầu tuân thủ
Chủ rừng giám sát và đánh giá các hoạt động quản lý rừng liên quan đến các mục tiêu & kế hoạch thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường.
3.10.2. Bằng chứng chứng minh sự tuân thủ của chủ rừng đối với yêu cầu giám sát và đánh giá
3.10.2.1. Bằng chứng về nội dung giám sát & đánh giá
Bằng chứng về nội dung giám sát & đánh giá bao gồm mà không giới hạn bởi:
1) Hoạt động vườn ươm;
2) Hoạt động chuẩn bị đất trồng rừng;
3) Hoạt động trồng rừng;
4) Hoạt động chăm sóc rừng;
5) Hoạt động bảo vệ rừng;
6) Tăng trưởng và sản lượng;
7) Làm đường vận chuyển và xây dựng hạ tầng khác;
8) Môi trường trước khai thác;
9) Hoạt động khai thác và môi trường trong khai thác;
10) Giám sát chuỗi hành trình sản phẩm; nguồn gốc sản phẩm (gỗ,…) và hồ sơ nguồn gốc sản phẩm (gỗ,…);
11) Môi trường sau khai thác;
12) Tác động xã hội;
13) Rừng có giá trị bảo tồn cao;
14) Tác động môi trường chung (đất, nước, không khí, …);
15) Sản phẩm, chi phí, doanh thu, lợi nhuận;
16) Nguồn gốc sản phẩm (gỗ, …) và hồ sơ nguồn gốc sản phẩm (gỗ, …);
17) Các hoạt động khắc phục.
3.10.2.2. Bằng chứng về kế hoạch giám sát & đánh giá
Bằng chứng về kế hoạch giám sát & đánh giá bao gồm mà không giới hạn bởi:
1) Nội dung giám sát;
2) Thời điểm/tần suất giám sát;
3) Địa điểm giám sát;
4) Đơn vị thực hiện;
5) Người lập kế hoạch;
6) Người phê duyệt kế hoạch.
3.10.2.3. Bằng chứng về tiêu chí và chỉ số giám sát
Bằng chứng về tiêu chí và chỉ số giám sát bao gồm mà không giới hạn bởi:
1) Mỗi nội dung đều được giám sát & đánh giá dưới 3 góc độ: (i) kinh tế-kỹ thuật, (ii) xã hội, (iii) môi trường;
2) Mỗi góc độ lại được giám sát & đánh giá bởi một hoặc nhiều tiêu chí;
3) Mỗi tiêu chí giám sát đánh giá lại được đo bằng một hoặc nhiều chỉ số.
3.10.2.4. Bằng chứng về biểu mẫu giám sát
Bằng chứng về biểu mẫu giám sát bao gồm mà không giới hạn bởi:
1) Nội dung giám sát;
2) Thông tin chung về: thời gian, địa điểm, thời tiết khi thực hiện giám sát, quy mô, người giám sát;
3) Các tiêu chí và chỉ số giám sát;
4) Đánh giá của người giám sát.
3.10.2.5. Bằng chứng về thu thập thông tin giám sát
Bằng chứng về thu thập thông tin giám sát bao gồm mà không giới hạn bởi:
1) Người trực tiếp thu thập thông tin cần được hướng dẫn kỹ để hiểu rõ về biểu mẫu giám sát và cách thức thu thập và ghi chép thông tin giám sát;
2) Biểu mẫu giám sát, sau khi điền thông tin giám sát, phải chứa đầy đủ thông tin giám sát;
3) Thông tin giám sát phải đảm bảo nhất quán với mục tiêu giám sát và các lần giám sát khác nhau;
4) Các biểu mẫu giám sát, sau khi điền thông tin giám sát, cùng đánh giá và đề xuất của người giám sát phải được lưu trữ theo nội dung, và theo thứ tự thời gian.
3.10.2.6. Bằng chứng về đánh giá
Bằng chứng về đánh giá bao gồm mà không giới hạn bởi:
1) Đánh giá được thực hiện theo kế hoạch và phải đề xuất được hành động khắc phục, phòng ngừa, cải tiến hệ thống QLRBV, phù hợp với Bộ tiêu chuẩn chứng chỉ, của chủ rừng.
3.10.2.7. Bằng chứng về sử dụng kết quả đánh giá
Bằng chứng về sử dụng kết quả giám sát & đánh giá bao gồm mà không giới hạn bởi:
1) Sử dụng kết quả đánh giá là chủ rừng thực hiện các hành động khắc phục, phòng ngừa, cải tiến được đề xuất bởi giám sát & đánh giá nhằm không ngừng hoàn thiện hệ thống QLRBV, phù hợp với Bộ tiêu chuẩn chứng chỉ, để được cấp hoặc duy trì chứng chỉ đã được cấp.
2) Phạm vi áp dụng các hành động đề xuất bởi giám sát & đánh giá có thể là: sửa lại quy định, điều chỉnh kế hoạch, chỉnh sửa nội dung hoạt động, hoặc ngay cả tiêu chí, chỉ số, biểu mẫu đánh giá.
3.10.2.8. Bằng chứng về bộ hồ sơ giám sát & đánh giá
Bằng chứng về bộ hồ sơ giám sát & đánh giá bao gồm mà không giới hạn bởi:
1) Hồ sơ giám sát đánh giá là để chủ rừng có bằng chứng chứng minh với Tổ chức chứng nhận và các bên liên quan khác rằng chủ rừng đã thực hiện giám sát & đánh giá các hoạt động QLRBV phù hợp với Bộ tiêu chuẩn chứng chỉ đã chọn;
2) Bộ hồ sơ này gồm: (i) phần tài liệu là các quy định, kế hoạch, biểu mẫu M&E; và (ii) phần hồ sơ là các biểu mẫu đã điền thông tin giám sát, các biên bản đánh giá, các kết luận đánh giá, và thực hiện các kết luận đánh giá./.
Trao đổi về chứng chỉ rừng ngoài hiện trường. Ảnh LKC.
Rừng trồng của các hộ gia đình ở thôn Đồng Giữa xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh NĐT tháng 8.2018
Đường vào bản Phạ xã Mường É huyện Thuận Châu, Sơn La. Ảnh NĐT tháng 1.2018.