Số 08 /QC-HCR
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2018
- Căn cứ Điều lệ Hội Chủ rừng Việt Nam;
- Căn cứ biên bản cuộc họp Ban thường vụ Hội Chủ rừng Việt Nam ngày 28/3/2018;
- Xét đề nghị của Tổng Thư ký hội;
Ban hành quy chế kết nạp và chấm dứt tư cách hội viên Hội Chủ rừng Việt Nam với các nội dung sau đây:
Điều 1. Hội viên
Hội viên của Hội Chủ rừng Việt Nam gồm:
1. Hội viên chính thức:
Chủ rừng là tổ chức, gồm: Ban quản lý rừng phòng hộ; Ban quản lý rừng đặc dụng; Trung tâm, Viện, Trường đang quản lý một diện tích rừng nhất định; Công ty lâm nghiệp; Doanh nghiệp lâm nghiệp; Cộng đồng dân cư thôn; Hợp tác xã lâm nghiệp; và các tổ chức có rừng khác…;
Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, gồm: Chủ rừng là các hộ gia đình, cá nhân được giao rừng hay giao đất để phát triển lâm nghiệp; Hộ nhận khoán đất hay rừng từ các chủ rừng khác thông qua hợp đồng nhận khoán ổn định, lâu dài theo các quy định hiện hành của Nhà nước; Hộ gia đình hay cá nhân nhận chuyển nhượng rừng hay đất rừng từ chủ rừng khác..
Cá nhân không là chủ rừng nhưng có tâm huyết với các chủ rừng, nguyện tham gia và cống hiến cho sự phát triển của tổ chức hội;
2. Hội viên liên kết:
Chủ rừng là cá nhân hoặc tổ chức pháp nhân liên doanh hoặc có 100% vốn nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam;
Các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ lâm sản;
Các tổ chức nghiên cứu, đào tạo về lâm nghiệp, về quản trị rừng, về các cộng đồng dân cư sinh sống gần rừng và bảo tồn thiên nhiên…;
Các tổ chức và cá nhân khác có sự quan tâm, tự nguyện hỗ trợ Hội và hội viên.
3. Hội viên danh dự:
Là công dân, nhà khoa học, nhà quản lý có uy tín, có kinh nghiệm, có nhiều cống hiến cho Hội, tán thành Điều lệ hội và có nguyện vọng gia nhập Hội, có thể được Ban Thường vụ hội mời tham gia Hội, là hội viên danh dự của Hội..
Điều 2. Tiêu chuẩn hội viên chính thức
a) Chủ rừng là tổ chức hay các hộ gia đình, cá nhân (như tại điều 1 trên đây) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng hay được nhận khoán đất và rừng theo các quy định của pháp luật.
b) Hội viên là cá nhân hay là đại diện chủ rừng là hộ gia đình: là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi, không bị truy tố, xét xử hoặc đang chấp hành án hình sự;
Cá nhân không phải là chủ rừng, là người tâm huyết với các chủ rừng, đã tham gia các công việc liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội với thời gian từ 5 năm trở lên; tán thành Điều lệ Hội và tự nguyên đóng góp công sức cho tổ chức Hội.
c) Hội viên là tổ chức hoạt động liên quan đến phạm vi, lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật, được thành lập hợp pháp và đang hoạt động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, chấp hành nghiêm túc các quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Người đại diện cho tổ chức phải có đủ năng lực đại diện quyết định các vấn đề, khi thay đổi người đại diện, tổ chức đó phải báo cáo bằng văn bản với Ban Chấp hành.
d) Hội viên là chủ rừng công đồng dân cư thôn được giao rừng phải có người đại diện hợp pháp của chủ rừng.
Điều 3. Hồ sơ xin gia nhập Hội
1. Các tổ chức, cá nhân có nguyện vọng tham gia Hội cần làm đơn đăng ký gia nhập Hội theo mẫu của Ban thường vụ Hội Chủ rừng Việt Nam (kèm theo quyết định này).
Cá nhân được Hội mời làm hội viên danh dự không phải làm đơn mà do ít nhất một thành viên Ban lãnh đạo hội (TV BCH hội) giới thiệu.
2. Hồ sơ xin gia nhập Hội
a) Đối với hội viên là cá nhân (không bao gồm hội viên danh dự):
- Đơn đăng ký gia nhập Hội đã điền đầy đủ thông tin;
- Xác nhận đủ điều kiện về tư cách hội viên theo quy chế này vào đơn của Ban chấp hành tổ chức cơ sở của hội hay của một thành viên BCH hội ;
b) Đối với hội viên là tổ chức:
- Đơn đăng ký gia nhập Hội đã điền đầy đủ thông tin.
- Đối với ban quản lý rừng: có bản sao Quyết định thành lập còn hiệu lực;
- Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã: có bản sao Giấy phép kinh doanh hay Giấy phép hoạt động;
- Đối với cộng đồng dân cư thôn: có xác nhận của UBND cấp xã trong đơn xin đăng ký tham gia Hội Chủ rừng Việt Nam.
- Danh sách các cá nhân được tổ chức chỉ định đại diện tham gia hoạt động Hội.
Một tổ chức có thể đăng ký tối thiểu 02 cá nhân làm đại diện cho tổ chức của mình.
c) Đối với hội viên danh dự:
Thành viên lãnh đạo của Hội giới thiệu cần có một số thông tin về cá nhân hội viên như trong mẫu đơn đối với cá nhân.
Điều 4. Trình tự xét duyệt và kết nạp hội viên
1. Tiếp nhận hồ sơ
a) Đối với nơi đã có tổ chức cơ sở hội, hồ sơ được gửi đến Ban chấp hành cơ sở hội; Ban chấp hành cơ sở hội có ý kiến xác nhận vào đơn rồi gửi đến Văn phòng Hội Chủ rừng Việt Nam
b) Đối với nơi chưa có tổ chức cơ sở hội, hồ sơ được gửi đến Văn phòng Hội Chủ rừng Việt Nam.
2. Xét duyệt
a) Văn phòng hội căn cứ vào hồ sơ và tiêu chuẩn hội viên ghi ý kiến thẩm định, trình Ban thường vụ Hội Chủ rừng. Trường hợp chủ thể không đủ tiêu chuẩn phải trả lời chủ thể bằng văn bản.
b) Ban Thường vụ trong kỳ họp gần nhất xem xét hồ sơ nếu chủ thể đạt tiêu chuẩn là hội viên thì biểu quyết kết nạp. Trường hợp không chấp nhận phải trả lời chủ thể bằng văn bản.
c) Căn cứ kết quả biểu quyết của Ban thường vụ, Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Hội ký quyết định kết nạp. Tuổi của hội viên được tính từ ngày ký quyết định kết nạp.
3) Tổ chức kết nạp
Trong kỳ họp gần nhất tổ chức hội cơ sở (nếu có) tổ chức công bố kết nạp hội viên mới, báo cáo kết quả về Ban thường vụ Hội;
Điều 5. Chấm dứt tư cách hội viên
1. Tư cách hội viên của Hội chấm dứt trong các trường hợp sau: tự nguyên xin ra Hội, xóa tên hoặc bị khai trừ khỏi Hội.
a) Hội viên tự nguyện xin ra Hội gửi đơn đến Ban Chấp hành hội cơ sở xem xét, ghi ý kiến và chuyển đơn đến Ban Thường vụ Hội Chủ rừng Việt Nam. Trong cuộc họp gần nhất Ban Thường vụ, xem xét và ra quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận đơn. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời hội viên bằng văn bản và nói rõ lý do; Chủ tịch Hội (hoặc Phó Chủ tịch hay Tổng Thư ký hội) ký Thông báo chấm dứt tư cách hội viên xin ra Hội;
b) Hội viên là cá nhân mất (chết, mất tích); Hội viên là tổ chức không còn tư cách pháp nhân (tổ chức tự ngừng hoạt động, bị đình chỉ hoạt động, bị giải thể, bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật); Hội viên là cá nhân đã không còn sinh hoạt hay không còn liên lạc với tổ chức hội mà không có lý do từ 1 năm trở lên.. Chi hội cơ sở báo cáo Ban thường vụ Hội Chủ rừng, Ban Thường vụ kiểm tra và chủ động ra Thông báo xóa tên hội viên đó;
c) Hội viên bị khai trừ khi vi phạm 1 trong các trường hợp sau:
- Có hành động làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Hội.
- Vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Hội và các quy định của Hội.
- Vi phạm pháp luật, bị truy tố xét xử hoặc chấp hành án hình sự.
Ban Kiểm tra hội hoặc Chi hội cơ sở có văn bản báo cáo Ban thường vụ (đồng gửi Ban Kiểm tra hội) đề nghị khai trừ hội viên. Hội viên bị khai trừ khi có từ 2/3 số uỷ viên Ban Thường vụ trở lên tán thành. Quyết định khai trừ hội viên do Chủ tịch hội (hoặc Phó Chủ tịch hội) ký và có hiệu lực kể từ ngày ký quyết định;
2. Quyền và nghĩa vụ của hội viên chấm dứt sau khi có quyết định của Chủ tịch hội
3. Ban Thường vụ thông báo danh sách hội viên xin ra Hội, hội viên bị xóa tên và hội viên bị khai trừ đến các tổ chức cơ sở hội; các tổ chức hội cơ sở thông báo đến các hội viên trong tổ chức Hội.
- Các thành viên BCH hội;
- Các tổ chức cơ sở hội;
- Lưu VP.
(Đã ký)
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------------
(Mẫu đơn đối với cá nhân hay đại diện hộ gia đình)
Kính gửi: Ban Thường vụ Hội Chủ rừng Việt Nam
Tôi tên là:.......................................................Nam / Nữ:.........................................................
Sinh ngày:..................................................... Dân tộc..............................................................
Nghề nghiệp: .................................................Số CMND/thẻ căn cước:...................................
Địa chỉ thường trú (ghi rõ số nhà, tên đường phố/ thôn, xã, phường, huyện, tỉnh)..................
........................................................................................................................................
..................................................................................................................
Điện thoại..................................................... Email (nếu có): .................................................
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp đang quản lý (có hay không)
- Không có: .......................
- Có: .................................. Ha, chi tiết theo biểu dưới đây :
Loại rừng và
|
Diện tích quản lý (ha) |
DT đất và rừng được giao |
DT đất và rừng nhận khoán |
|||
---|---|---|---|---|---|---|
Rừng tự nhiên |
Rừng trồng |
Đất trống |
Tổng số |
|||
Rừng sản xuất | ||||||
Rừng phòng hộ | ||||||
Rừng đặc dụng | ||||||
Tổng cộng |
Sau khi nghiên cứu Điều lệ Hội Chủ rừng Việt Nam, được biết về tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của Hội, về các quyền và nghĩa vụ của hội viên, tôi tán thành và tự nguyện làm đơn này xin đăng ký tham gia vào Hội Chủ rừng Việt Nam.
Trân trọng đề nghị Ban Thường vụ Hội Chủ rừng Việt Nam xem xét; nếu được vào Hội, tôi xin hứa chấp hành đầy đủ Điều lệ, Nghị quyết, Quy chế của Hội, tích cực tham gia các hoạt động Hội, bảo vệ uy tín của Hội nhằm xây dựng Hội ngày càng vững mạnh.
Xác nhận
(ký và ghi rõ họ tên chức danh nếu ở nơi đã có tổ chức Hội hoặc người giới thiệu nếu ở nơi chưa có tổ chức Hội)
..........Ngày..........tháng.........năm 201…
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------------
((Mẫu đơn đối với tổ chức))
Kính gửi: Ban Thường vụ Hội Chủ rừng Việt Nam
Tên tổ chức:...............................................................................................................
Giấy phép hoạt động (hoặc quyết định thành lập) số: ....................................... Ngày cấp: .................................................. Cơ quan cấp: ......................................................
Địa chỉ (ghi rõ số nhà, tên đường phố/ thôn, xã, phường, huyện, tỉnh)...................................
..................................................................................................................................................
Điện thoại..................................................... Email (nếu có): .................................................
Số người đại diện tổ chức tham gia Hội : .........người, có danh sách kèm theo đơn
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp tổ chức đang quản lý (có hay không)
- Không có: ............................
- Có: ....................................... Ha, chi tiết theo biểu dưới đây :
Loại rừng và
|
Diện tích quản lý (ha) |
DT đất và rừng được giao |
DT đất và rừng nhận khoán |
|||
---|---|---|---|---|---|---|
Rừng tự nhiên |
Rừng trồng |
Đất trống |
Tổng số |
|||
Rừng sản xuất | ||||||
Rừng phòng hộ | ||||||
Rừng đặc dụng | ||||||
Tổng cộng |
(Ghi chú : Đối với hợp tác xã thông kê diện tích của từng hộ sau đó tổng hợp ghi vào biểu)
Sau khi nghiên cứu Điều lệ Hội Chủ rừng Việt Nam, được biết về tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của Hội, về các quyền và nghĩa vụ của hội viên. Tập thể lãnh đạo đơn vị chúng tôi tán thành và tự nguyện làm đơn này xin đăng ký tham gia vào Hội Chủ rừng Việt Nam.
Trân trọng đề nghị Ban Thường vụ Hội Chủ rừng Việt Nam xem xét; nếu được vào Hội, đơn vị chúng tôi xin hứa chấp hành đầy đủ Điều lệ, Nghị quyết, Quy chế của Hội, tích cực tham gia các hoạt động Hội, bảo vệ uy tín của Hội nhằm xây dựng Hội ngày càng vững mạnh.
Xác nhận của UBND cấp xã
(ký và ghi rõ họ tên chức danh và chỉ với áp dụng đối với cộng động dân cư thôn)
..........Ngày..........tháng.........năm 201…
T/M Tổ chức
(ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
Danh sách người đại diện tham gia Hội Chủ rừng Việt Nam
Tên tổ chức :……………………………………………………………………..
Số TT | Họ và tên | Chức danh | Địa chỉ | Số điện thoại | |
---|---|---|---|---|---|
01 | |||||
02 | |||||
03 | |||||
04 | |||||
05 |
..........Ngày..........tháng.........năm 201…
T/M Tổ chức
(ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)